Núi lửa


Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài.

Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.

Liên quan giữa núi lửa và động đất

Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.

Các núi lửa hoạt động trong lịch sử

Pinatubo, Philippines: lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991.

Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt trái đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ

Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính núi lửa sẽ gây ra thảm họa rõ rệt cho ít nhất 500 triệu người, tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17. trong 500 năm qua?

Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người

Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới

Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương. Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9000 mét.

Dân Indonesia không rời núi lửa vì mê tín

Những đám mây khói và bụi từ trên đỉnh núi Merapi đang đổ xuống, trong khi hàng trăm người dân quanh đó vẫn kiên nhẫn thắp hương, thả gạo và hoa quả xuống sông để cúng trừ ma, hy vọng ngọn núi sẽ không phun trào.

Cúng thế này sẽ giúp chúng tôi“, Parsi, một người dân làng nói sau khi cầu cúng xong. “Mọi người ở đây đều tin là thế, niềm tin ngấm vào máu chúng tôi rồi”.

Hầu hết người Indonesia theo đạo Hồi và họ cũng thờ cúng cả tổ tiên.

“Những việc chúng tôi làm sẽ đảm bảo an toàn cho dân làng”, một người tên là Assize Asyhori nói. “Chỉ có đấng Allah mới biết liệu Merapi có nổ hay không”.

Tổng thống Indonesia đã ra lệnh sơ tán bắt buộc với những người dân sống trên các triền núi và khu vực lân cận, mức báo động đã lên cao nhất, nhưng nhiều người vẫn ở lại để trông nom cây cối và vật nuôi.

“Tôi cảm giác là nó sẽ không bùng lên đâu”, một nông dân 30 tuổi tên là Budi cho biết, và thêm rằng anh đang trở lại nhà để cắt cỏ cho bò ăn.

Giới chức cho biết hiện còn khoảng 18.000 người sống trên các triền núi không nghĩ đến chuyện sơ tán. “Tôi không thể bắt buộc họ được”, Widi Sutikno, điều phối viên của chính phủ, cho biết. “Tất cả mọi thứ tôi có thể làm là bảo người dân chú ý quan sát núi lửa, và chuẩn bị sẵn một cái xe máy”.

Đến hôm qua, những đám mây khí cực nóng – các nhà khoa học ước tính nhiệt độ chừng 500 độ C – đã phát ra từ miệng núi lửa nhiều lần. Nếu miệng núi sụp xuống, dòng dung nham khổng lồ sẽ tỏa xuống sườn núi và giết chết bất kỳ sinh vật nào nó gặp trên đường đi.

Ratdomo Purbo, giám đốc Trung tâm khắc phục thiên tai Indonesia, từ chối đưa ra dự đóan về thời điểm núi lửa phun. “Có khả năng nó xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào”.

Cảnh sát đã đến nhà một người đàn ông tên là Marijan ở làng Kinahrejo, ngôi làng gần với đỉnh núi lửa nhất, để thuyết phục ông đi sơ tán. Nhưng đáp lại những lời cảnh báo, Marijan cười lớn.

Chúng ta không thể đi trước Thượng đế. Đoán này đóan nọ là chuyện cấm kỵ đấy“, người đàn ông được cho là có nhiệm vụ canh giữ núi lửa, nói.

Merapi được người dân cho là thần bí và linh thiêng. Họ tin rằng đỉnh núi là nơi ngụ của những vị thần và hồn ma. Hàng năm, dân chúng tổ chức các lễ cầu nguyện, cúng cơm nắm hình ngọn núi và thịt gà.

Merapi là trung tâm vũ trụ“, Marijan nói. “Khói đó chính là hơi thở của vũ trụ. Merapi rất ổn định, và tôi sẽ cầu nguyện để khi Merapi phun trào cũng không gây hại gì cho dân làng”.

Nhưng giới chức thì không thể nghĩ thế, bởi đã có tới hơn 100 cơn chấn động trên triền núi mỗi ngày. Họ đã lập các trại dành cho trẻ em và phụ nữ đi sơ tán, đặt trong công sở hoặc trường học. Nhiều gia đình đã rời nhà đến nơi trú ẩn, nhưng những người đàn ông thường quay trở lại nhà.

Bế trên vai đứa con gái 2 tuổi, cô Warni, 21 tuổi, cho biết lý do gia đình cô lại về nhà: “Chúng tôi có 3 con bò. Nếu đi sơ tán thế này, chẳng có ai chăm sóc chúng”.

Chồng cô, anh Ambal 26 tuổi, nói tiếp: “Chúng tôi chẳng sợ, quen rồi. Nhưng nếu núi lửa phun, chúng tôi sẽ chạy“.

theo cân não